Bố cục Luật Cán bộ, công chức 2008

Luật gồm 10 chương với 86 Điều, được sắp xếp như sau:

  • Chương I: Quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 7): Gồm các quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, các nguyên tắc trong thi hành công vụ, khái niệm và quy định cụ thể ai là Cán bộ, công chức, nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức, Chính sách đối với người có tài năng và phần giải thích thuật ngữ. Trong Luật, các từ ngữ được giải thích cách hiểu thống nhất, bao gồm: Vị trí việc làm, Ngạch, Bổ nhiệm, Miễn nhiệm, Bãi nhiệm, Giáng chức, Cách chức, Điều động, Luân chuyển, Biệt phái, Từ chức.
  • Chương II: Nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức (từ Điều 8 đến Điều 20). Chương này được chia làm 04 mục bao gồm:
  • Mục 3: Đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức:(từ Điều 15 đến Điều 17) quy định cụ thể các chuẩn mực về đạo đức công vụ như đạo đức công chức, văn hóa giao tiếp trong công sở, văn hóa giao tiếp với nhân dân, gồm: Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ (Điều 15). Văn hóa giao tiếp ở công sở (Điều 16). Văn hóa giao tiếp với nhân dân (Điều 17).
  • Mục 4: Những việc cán bộ, công chức không được làm: (từ Điều 18 đến Điều 20) quy định nhằm chống tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi cho cá nhân và gia đình hoặc ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Bao gồm: Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ (Điều 18), Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước (Điều 19), Những việc khác cán bộ, công chức không được làm (Điều 20) liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác.
  • Chương III: Cán bộ ở Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện: Gồm 10 điều, từ Điều 21 đến Điều 31, quy định về cán bộ, công chức ở cấp Trung ương bao gồm cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
  • Chương IV: Công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyên: Gồm 7 Mục, quy định từ Điều 32 đến Điều 60, cụ thể như sau:
  • Mục 1. Công chức và phân loại công chức: Quy định về công chức, nghĩa vụ của công chức, phân loại công chức và ngạch của công chức
  • Mục 2: Tuyển dụng công chức: Tuyển dụng công chức được xác định là một trong các nội dung có ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng thực thi, thừa hành công vụ do vậy luật quy định rất cụ thể.
  • Mục 3: Các quy định về ngạch công chức: (từ Điều 42 đến Điều 46) quy định cụ thể về các ngạch, bậc công chức, việc thi tuyển, lên ngạch, lên bậc….
  • Mục 4: Đào tạo, bồi dưỡng công chức: (từ Điều 47 đến Điều 49)
  • Mục 5: Điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức: Về điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, từ chức quy định từ Điều 50 đến Điều 54 của Luật Cán bộ, công chức
  • Mục 6: Đánh giá công chức: (từ Điều 55 đến Điều 58) quy định cụ thể về trình tự, thủ thục, cách thức đánh giá và phân loại công chức.
  • Mục 7: Thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức: (Điều 59 và Điều 60) quy định về chính sách, chế độ đối với việc nghỉ hưu, thôi việc….
  • Chương V: Cán bộ, công chức cấp xã: Chương này quy định cụ thể về chức danh, chức vụ của cán bộ, công chức cấp xã (Điều 61), nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức cấp xã (Điều 62), bầu cử, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã (Điều 63), đánh giá, phân loại, xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức cấp xã (Điều 64).
  • Chương VI: Quản lý cán bộ, công chức: Từ Điều 65 đến Điều 69 quy định về nội dung quản lý cán bộ, công chức, thầm quyền quản lý, tổ chức thực hiện quản lý, chế độ báo cáo, quản lý hồ sơ….
  • Chương VII: Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động công vụ: (từ Điều 70 đến điều 73), đây là một nội dung mới so với Pháp lệnh Cán bộ, công chức. Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động công vụ được xây dựng trong Luật bao gồm các quy định về công sở, nhà công vụ, phương tiện, trang bị làm việc trong công sở, phương tiện đi lại của công chức, các điều kiện khác phục vụ cho hoạt động công vụ.
  • Chương VIII: Thanh tra công vụ:(từ Điều 74 đến Điều 75) xác định phạm vi hoạt động của thanh tra công vụ bao gồm: việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; các điều kiện bảo đảm cho hoạt động công vụ; khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động công vụ, nội dung, yêu cầu và tổ chức thanh tra công vụ.
  • Chương IX: Khen thưởng và xử lý vi phạm: (từ Điều 76 đến Điều 83): quy định các hình thức khen thưởng khác như: công chức có thành tích xuất sắc thì được nâng bậc lương trước thời hạn, được ưu tiên cử giữ các vị trí khác cao hơn nếu cơ quan, tổ chức có nhu cầu. Bên cạnh quy định việc khen thưởng, Luật cũng quy định việc xử lý kỷ luật khi công chức vi phạm pháp luật. Việc khen thưởng được thực hiện theo Luật Thi đua, Khen thưởng
  • Chương X: Điều khoản thi hành: (từ Điều 84 đến Điều 87): Ngoài quy định về hiệu lực thi hành, Luật giao trách nhiệm quy định chi tiết thi hành Luật trong một số trường hợp nhất định.